Bệnh giang mai là gì? dấu hiệu nhận biết và cách chữa

Trong cuộc sống thường ngày, việc mắc phải một căn bệnh xã hội là điều không hiếm gặp tuy nhiên do tâm lý ái ngại mà người bệnh thường chậm trễ trong việc điều trị dẫn đến tình trạng bệnh càng trở nặng hơn gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng. Trong số các loại bệnh xã hội thì bị giang mai là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Vậy bệnh giang mai là gì và các dấu hiệu nhận biết, cách chữa như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu cùng các bác sĩ phòng khám thái hà nhé.

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai được biết biết đến là một căn bệnh xã hội nguy hiểm nhất lây qua được tình dục đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh, do xoắn khuẩn treponema pallidum gây nên. Cũng giống như các bệnh sùi mào gà, lậu… xoắn khuẩn giang mai gây ra bệnh giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể bệnh nhân khi quan hệ không an toàn ( qua âm đạo, hậu môn hoặc miệng), qua các vết thương hở hoặc dịch tiết ra từ tổn thương giang mai.

Người nhiễm bệnh giang mai

Người mẹ mang thai cũng hoàn toàn có thể lây bệnh giang mai sang cho con từ tháng 4 trở đi, xoắn khuẩn này xâm nhập qua dây rốn bệnh nhi, hay cả sau này khi sinh em bé ra thì qua các nước dịch ối hay khi người mẹ mắc bệnh giang mai cho con bú cũng hoàn toàn có thể lây bệnh sang cho con.

Bệnh giang mai gây ra những phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, gây ra những đau đớn cho bệnh nhân, nguy cơ lây cho người thân, bạn tình hay con cái là rất cao, nếu không sớm điều trị thì có thế gặp những biến chứng về đau chân, rối loạn chức năng co thắt, biến chứng về mắt, biến chứng về não, về nội tạng thậm chí là tử vong.

Dấu hiệu bệnh giang mai

những dấu hiệu bệnh giang mai thường khá là đa dạng, có 3 thời kỳ của bệnh giang mai:

Giang mai giai đoạn 1

Giang mai giai đoạn đầu sau thời kỳ 3 tuần đầu ủ bệnh, các triệu chứng của săng và hạch bắt đầu xuất hiện trên người bệnh. Là một vết trợt nông, săng giang mai thường có hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước dao động từ 5mm đến 20mm và không có gờ nổi cao rõ và đầy đặn. Đáy vết săng có màu đỏ và cứng, bóp vào không bị đau. Các vết săng giang mai thường xuất hiện vùng niêm mạc sinh dục. Ở nữ giới sẽ xuất hiện tại vùng âm hộ, ở nam giới thì xuất hiện tại vùng dương vật, bìu. Trường hợp ít hơn xuất hiện tại khu vực miệng, môi, lưỡi. Sau khoảng 5 - 6 ngày có săng thì hạch sẽ xuất hiện thành chùm, sưng to ở bẹn.

Dấu hiệu bệnh giang mai

Giang mai giai đoạn 2

Thời kỳ này có thể kéo dài từ 2 đến 3 năm sau 45 ngày xuất hiện săng giang mai. Các tổn thương da và vùng niêm mạc xuất hiện nhiều dần tuy nhiên sẽ không để lại sẹo. Những xoắn khuẩn treponema pallidum của bệnh lậu giang mai thường gây những triệu chứng nóng sốt và nổi hạch, đây gọi là tính trạng nhiễm trùng máu. Những dấu hiệu lâm sàng trong thời kỳ này là các nốt sần giang mai nhiều hình thù dạng vảy nến, dạng trứng cá, sần hoại tử. Rải rác ở thân mình những vết dát đỏ hồng có thể có viền xung quanh. Ở hậu môn và bộ phận sinh dục có thể xuất hiện sần phì đại. Các viêm hách phát triển và tóc bị rụng dần.

Dấu hiệu bệnh giang mai thời kỳ 2

Thời kỳ 3 của bệnh giang mai

Có thể xuất hiện sau 5, 10 hay 15 năm tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh sau khi có săng. Ở thời kỳ xoắn khuẩn pallidum đã ăn sâu và lưu trú trong phủ tạng chứ không còn ở trên da hay niêm mạc nữa nên ít có khả năng lây cho bạn tình. Biểu hiện trong thời kỳ này bao gồm các dấu hiệu như săng thương sâu, gôm trên da, gôm ở xương, gôm ở nội tạng, gôm ở tim mạch và thần kinh.

Thời kỳ thứ 3 của bệnh giang mai là dễ dàng phát hiện nhất, các thời kỳ 1, thời kỳ 2 hay giữa thời kỳ 2 với thời kỳ 3 có thể không có các triệu trứng lâm sàng, trường hợp như vậy còn gọi là bệnh giang mai kín chỉ có thể phát hiện qua xét nghiệm huyết thanh.

Cách chữa bệnh giang mai

Trước đây người ta rất sợ bệnh giang mai vì nó không thể cứu chữa được nhưng ngày nay y học phát triển hiện đại thì bệnh giang mai có thể dễ dàng chữa được mà không để lại hậu quả nào nếu được điều trị sớm. Bệnh giang mai có thể được chữa khỏi bằng kháng sinh  nhưng việc chữa trị có nguy cơ không phục hồi được hư tổn do bệnh giang mai, ngoài ra đây là một căn bệnh nguy hiểm và có thời gian ủ bệnh khá dài nên phải đi khám để phát hiện sớm, có được pháp đồ chữa trị tránh trường hợp khuẩn soắn giang mai biến chứng ăn sâu vào nội tạng.

Cách điều trị giang mai ở người bình thường

Khi điều trị bệnh giang mai ở giai đoạn 1 và 2  thì dễ chữa hơn, có thể sử dụng thuốc để chữa bệnh giang mai nhưng cần chú ý bệnh nhân có bị dị ứng với thuốc không để đổi sang các loại thuốc khác.

Điều trị bệnh giang mai ở giai đoạn 3 đã nặng hơn, có những biến chứng về nội tạng và thần kinh, bệnh nhân sẽ được trực tiếp tiêm thuốc vào tĩnh mạch mỗi ngày. Bệnh nhân phải kiêng quan hệ tình dục cho đến khi bác sĩ cho phép.

Cách chữa bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh

Việc điều trị bệnh giang mai cho trẻ sơ sinh cần phải được thực hiện từ khi trẻ còn trong bụng mẹ đến lúc được sinh ra vì trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể bị lây nhiễm từ mẹ qua đường nhau thai. Phương pháp phổ biến trong chữa bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh là sử dụng thuốc.

Cách chữa bệnh giang mai ở phụ nữ có thai

Đối với phụ nữ mang thai bị nhiễm khuẩn xoắn giang mai thì bác sĩ sẽ tiêm thuốc cho bệnh nhân tùy vào tình trạng bênh. Nếu người bệnh dị ứng với kháng sinh trước khi tiêm phải gây tê. Trong quá trình điều trị giang mai bệnh nhân sẽ kiêng quan hệ vợ chồng.

Bệnh giang mai có thể dễ dàng điều trị khỏ ở giai đoạn đầu, ở giai đoạn sau sẽ khó chữa hơn và nguy hiểm cho sức khỏe mà tính mạng bệnh nhân. Vậy nên bệnh nhân nên đi khám sớm để xác định xem tình trạng bệnh của mình và đưa ra những pháp đồ điều trị để chữa bệnh giang mai hiệu quả.