Đi đại tiện ra máu nhưng không đau là bệnh gì?
Đi đại tiện ra máu nhưng không đau là một hiện tượng phổ biến thường thấy ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, đến 80% người đi ngoài ra máu không đau thưởng chủ quan vì nghĩ rằng hiện tượng này không gây nên nguy hiểm nào cả. Thực tế, đi đại tiện ra máu hay đi cầu ra máu tươi là một hiện tượng bất thường tiềm ẩn sâu xa bên trong rất nhiều bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Vậy, đi đại tiện ra máu nhưng không đau là bệnh gì? Bài viết dưới đây bác sĩ Đỗ Đức Hiếu – bác sĩ tại phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ giải đáp kịp thời thắc mắc cho bạn.
Hiện tượng đi đại tiện ra máu nhưng không đau là gì?
Đại tiện ra máu là tình trạng mỗi lần đi đại tiện có máu dính ở giấy vệ sinh hoặc máu lẫn trong phân đi ra bên ngoài. Thông thường, hiện tượng đi ngoài ra máu xảy ra do những tổn thương ở ống hậu môn gây nên. Khi mới xuất hiện thì đi đại tiện ra máu sẽ không gây đau. Trong một số trường hợp, đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau cũng có thể là do chứng táo bón bởi hiện tượng nóng trong cơ thể gây nên..
Hầu hết triệu chứng đi đại tiện ra máu không đau sẽ bị mọi người xem nhẹ, chủ quan không đi khám chữa vì nghĩ đây là một hiện tượng bình thường mấy hôm sẽ hết. Chỉ đến khi máu đã chảy ra thành tia lớn, khi hậu môn có những tổn thương nặng nề thì người bệnh mới lo lắng và vội vàng đi khám chữa bệnh.
Hiện tượng đi cầu ra máu là một hiện tượng không hiếm gặp, nó có thể xuất hiện ở bất cứ ai và hầu như ai cũng có thể bị mắc phải ít nhất một lần trong đời. Triệu chứng đi cầu ra máu nhưng không đau nếu như chỉ là triệu chứng bình thường do nóng trong cơ địa phát ra thì có thể sẽ tự khỏi. Trong trường hợp, đi ngoài ra máu không đau là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm thì cần phải được điều trị càng sớm càng tốt.
Đi đại tiện ra máu nhưng không đau là bệnh gì?
Hiện tượng đi đại tiện ra máu nhưng không đau đa phần là dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị mắc một bệnh nào đó ở hậu môn – trực tràng. Một số những căn bệnh phổ biến dẫn đến tình trạng này đó là:
Đi ngoài ra máu là do bệnh trĩ gây nên
Bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Thái Hà cho biết: Để trả lời cho câu hỏi đi cầu ra máu là bệnh gì thì bệnh trĩ chính là bệnh điển hình và dễ nhận biết nhất. Bệnh trĩ xuất hiện do sự giãn nở quá mức các mô ở xung quanh hậu môn. Khi các mô này bị giãn nở quá mức, phình to lên thì sẽ hình thành lên các búi trĩ.
Triệu chứng đi ngoài ra máu là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ điển hình, chiếm đến 90% các trường hợp đi cầu ra máu hiện nay. Người mới bị mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu thì máu sẽ chảy ra rất ít và khá kín đáo. Đó chính là lý do vì sao ở giai đoạn đầu của bệnh bạn sẽ thấy có máu dính ở giấy vệ sinh hoặc phân nhưng không hề gây đau. Cùng với mức độ phát triển của bệnh thì máu sẽ càng ngày càng chảy ra nhiều hơn. Khi này, thậm chí máu có thể sẽ chảy thành tia với số lượng lớn.
Người bị mắc bệnh trĩ ngoài tình trạng đi ỉa ra máu ra còn xuất hiện một số triệu chứng nhận biết bệnh khác nữa như: hậu môn ngứa ngáy, ẩm ướt do tăng tiết dịch, hậu môn sưng đau, xuất hiện các búi trĩ ở hậu môn,… Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng các búi trĩ khi xuất hiện gây ra rất nhiều phiền toái. Bệnh để lâu thì tình trạng đi đại tiện ra máu sẽ càng ngày càng nghiêm trọng hơn. Trường hợp máu ra nhiều thành tia lớn sẽ khiến cho cơ thể người bệnh bị thiếu máu trầm trọng gây tình trạng mệt mỏi, suy nhược và choáng váng.
Đi ỉa ra máu tươi cảnh báo bệnh Polyp đại tràng
Polyp đại tràng là tình trạng có một khối u được hình lên ở trên lớp niêm mạc đại tràng. Đa số những khối u của bệnh là những khối u lành tính và thường vô hại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp những khối u của bệnh có thể là khối u ác tính và tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Thống kê cho thấy: Đến 90% các trường hợp ung thư hiện nay là do biến chứng của bệnh polyp đại tràng tạo thành.
Polyp tăng sản và polyp tuyến là 2 loại polyp phổ biến nhất. Nam nữ khi bị Polyp đại tràng dù là theo loại nào thì biểu hiện ra bên ngoài đầu tiên giúp người bệnh nhận biết bệnh rõ nhất đó chính là hiện tượng đi đại tiện ra máu, thậm chí máu có thể chảy ra ngay cả khi người bệnh không bị táo bón.
Đa phần bệnh Polyp hậu môn không có dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng. Vì vậy bệnh khó để phát hiện ra. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể nhận biết bệnh qua một số những hiện tượng như: đau bụng ở vị trí khung đại tràng, trường hợp nặng có thể đau bụng quặn thắt gây tắc ruột, xuất hiện triệu chứng tiêu chảy,…Polyp hậu môn nếu như không can thiệp kịp thời sẽ biến chứng thành ung thư đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Đi cầu ra máu tươi do bệnh lý viêm và nứt kẽ hậu môn
Hiện tượng đi đại tiện ra máu nhưng không đau trong một số trường hợp cũng có thể là do bệnh lý viêm và nứt kẽ hậu môn gây nên. Nứt kẽ hậu môn là tình trạng có vết rách xuất hiện ở niêm mạc hậu môn do viêm nhiễm, chấn thương, táo bón hay do quan hệ tình dục qua hậu môn gây nên. Thường tình trạng táo bón lâu năm sẽ là nguyên nhân chính gây nứt kẽ hậu môn.
Ở giai đoạn đầu khi mới chớm bệnh thì biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn chỉ là tình trạng chảy máu mỗi khi cầu và người bệnh hoàn toàn không cảm thấy bất kỳ một cơn đau đớn nào cả. Hơn nữa, bệnh ở giai đoạn đầu cũng chỉ gây nên những nên những vết nứt nhỏ. Vì vậy mà người bệnh thường chủ quan không đi thăm khám.
Tuy nhiên, bệnh nứt kẽ hậu môn nếu như không được chữa trị kịp thời để càng lâu sẽ càng nguy hiểm. Khi tình trạng táo bón không được điều trị dứt điểm thì sẽ khiến cho vết nứt ở hậu môn càng ngày càng giãn ra mạnh hơn. Từ đó, người bệnh thường xuyên cảm thấy đau đớn kèm theo đó là tình trạng chảy máu ở hậu môn, hậu môn ẩm ướt, ngứa ngáy.
Đi cầu ra máu do mắc bệnh viêm loét đại trực tràng
Bệnh viêm loét đại trực tràng là tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng, lở loét xảy ra ở trực tràng . Đây là bệnh lý về đường tiêu hóa hay gặp nhất, đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân tiêu biểu gây ra hiện tượng đi đại tiện ra máu nhưng không đau ở hậu môn.
Bệnh viêm loét đại trực tràng có thể xuất hiện ở nam nữ mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường thì bệnh hay dễ mắc phải ở những người trong khoảng từ 15 – 30 và 60 – 70 tuổi. Người bệnh khi bị viêm loét đại trực tràng mỗi lần đi cầu sẽ thấy trên phân dính máu và chất dịch nhầy. Trong một số trường hợp, bệnh cũng có thể gây đau bụng dưới dữ dội, người bệnh có hiện tượng sốt nhẹ.
Bệnh viêm loét đại trực tràng nếu như không được phát hiện để chữa trị kịp thời và đúng cách thì sẽ gây nên rất nhiều biến chứng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Cụ thể bệnh biến chứng có thể gây một số bệnh như: hẹp đại tràng, áp – xe hậu môn, viêm da hoại tử,…
Đi đại tiện ra máu cảnh báo bệnh ung thư đại trực tràng
Biểu hiện của việc đi đại tiện ra máu rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến chiếm số lượng nam nữ mắc phải rất đông. Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người.
Ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu sẽ không có biểu hiện rõ ràng, nếu có thì cũng chỉ là hiện tượng đi ngoài ra một chút máu, không gây đau và không có triệu chứng đi kèm. Chính vì vậy, người bệnh thường không biết là mình đã mắc bệnh. Chỉ đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng thì người bệnh mới tá hỏa lên đi khám chữa. Tuy nhiên, ung thư đại trực tràng khi đã chuyển sang giai đoạn biến chứng rồi thì khả năng chữa khỏi được bệnh là rất thấp.
Bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng: Để ngăn chặn ung thư, người bệnh ngay khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường cần phải đi thăm khám và điều trị ngay lập tức. Mặc dù hiện tượng đi ỉa ra máu có không gây đau thì người bệnh cũng tuyệt đối không được chủ quan.
Đi đại tiện ra máu nhưng không đau ngoài những bệnh lý tiêu biểu như bên trên có chia sẻ ra thì người bệnh còn có thể mắc một số bệnh lý khác như: Viêm dạ dày, bệnh Crohn, viêm ruột, táo bón mãn tính, xuất huyết đường tiêu hóa,… Do đó, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan và xem nhẹ khi thấy có hiện tượng đi đại tiện ra máu không đau xuất hiện. Việc chủ quan không đi thăm khám sẽ khiến cho người bệnh phải đối mặt với rất nhiều hậu quả không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe và đến chất lượng cuộc sống.
Cách khắc phục triệu chứng đi đại tiện ra máu nhưng không đau
Triệu chứng đi đại tiện ra máu nhưng không đau là một triệu chứng bất thường. Chính vì vậy, người bệnh cần phải đến những cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám càng sớm càng tốt. Trong quá trình thăm khám thì tùy thuộc vào phương pháp chữa bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
Điều trị đi ỉa ra máu tươi bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống
Nếu như tình trạng đi cầu ra máu chỉ là do những vấn đề sinh lý hay do hiện tượng táo bón bình thường gây nên thì bạn chỉ cần thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống là triệu chứng đi ngoài ra máu sẽ nhanh chóng chấm dứt. Cụ thể như sau:
Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu tại một vị trí. Nếu bất đắc dĩ phải ngồi hoặc đứng thường xuyên thì cách khoảng mấy tiếng nên vận động khoảng 10 – 15 phút.
Thường xuyên vận động cơ thể bằng những bài tập nhẹ nhàng như: bơi lội, đi bộ,… để lưu thông khí huyết cơ thể.
Có thói quen đi đại tiện đều đặn và đặc biệt là tuyệt đối không nên nhịn đi cầu.
Có quá trình vệ sinh hậu môn sạch sẽ, sau khi đi ngoài nên dùng nước ấm để vệ sinh thay vì dùng giấy lau.
Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin giúp giải nhiệt và chống táo bón.
Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ hay đồ ăn nhanh chế biến còn sơ sài. Bên cạnh đó, các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cafe,... các bạn cũng cần phải tránh sử dụng.
Ăn đầy đủ các bước và uống ít nhất 2 lít nước/ ngày để tránh tình trạng mất nước và để cho phân dễ dàng đi quan trực tràng hơn.
Giữ cho tâm lý được thoải mái, vui vẻ, hạn chế đi những căng thẳng, âu sầu, áp lực và stress.
Điều trị tình trạng đi vệ sinh ra máu bằng các bài thuốc dân gian
Phương pháp dân gian cũng là một trong những cách chữa đại tiện ra máu đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Để nhanh chóng chấm dứt tình trạng đi cầu ra máu, người bệnh có thể sử dụng những bài thuốc dân gian như: rau diếp cá, lá ngải cứu, rau sam,… Những bài thuốc chữa đi cầu ra máu này có tính an toàn tương đối, có sẵn trong thiên nhiên nên dễ tìm kiếm, dễ thực hiện mà lại tiết kiệm chi phí.
Các bài thuốc dân gian chữa chứng đi ngoài ra máu chủ yếu khắc phục hoặc làm giảm đi những triệu chứng của bệnh chứ không có tác dụng chữa khỏi bệnh tận gốc. Vì vậy, người bệnh nếu như áp dụng phương pháp này nếu như không thấy có tác dụng thì nên đi đến những cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có phương pháp điều trị càng sớm càng tốt.
Điều trị dứt điểm hiện tượng đi đại tiện ra máu nhưng không đau tại Phòng khám Đa Khoa Thái Hà
Hiện nay, rất nhiều người đang quan tâm đến vấn đề làm như thế nào để điều trị dứt điểm hiện tượng đi đại tiện ra máu nhưng không đau. Đối với vấn đề này thì bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Thái Hà cho biết. Để điều trị dứt điểm hiện tượng đi cầu ra máu thì việc đầu tiên bạn cần phải làm đó là tìm kiếm được cho mình một cơ sở y tế để đi thăm khám chẩn đoán nguyên nhân mắc bệnh. Sau đó tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp để chữa bệnh dứt điểm.
Hiện nay, phòng khám đa khoa Thái Hà đang là sự lựa chọn khám chữa bệnh của rất nhiều bệnh nhân. Đây là địa chỉ y tế có thế mạnh trong việc chữa trị bệnh lý qua hậu môn – trực tràng. Phòng khám được đánh giá là cơ sở y tế uy tín hoạt động công khai dưới sự kiểm soát của Bộ y tế.
Hội tụ tại phòng khám đa khoa Thái Hà còn là đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và có nhiều năm kinh nghiệm. Các thiết bị y tế, máy móc phục vụ cho quá trình khám chữa bệnh được chuẩn bị đầy đủ và được nhập khẩu nguyên chiếc tại những quốc gia có nền y học nổi tiếng. Hơn nữa, thiết bị y tế, hệ thống phòng bạn còn được vệ sinh và khử trùng sạch sẽ.
Để điều trị dứt điểm hiện tượng đi đại tiện ra máu thì sau quá trình thăm khám sức khỏe lâm sàng. Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của bệnh gốc gây hiện tượng đại tiện ra máu bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh cụ thể. Phòng khám đa khoa Thái Hà ứng dụng phương pháp chữa bệnh hiện đại, tân tiến mang lại hiệu quả cao vượt trội. Bệnh nhân sau quá trình chữa bệnh thì tình trạng đi cầu ra máu sẽ khỏi dứt điểm hoàn toàn, chức năng hậu môn được đảm bảo an toàn và hoạt động ổn định.
Sau quá trình điều trị đi ngoài ra máu tại phòng khám đa khoa Thái Hà. Bệnh nhân còn được bác sĩ chia sẻ và dặn dò kỹ lưỡng về cách chăm sóc để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh. Có thể nói, lựa chọn phòng khám đa khoa Thái Hà thì tình trạng đi ngoài ra máu của bạn chắc chắn sẽ được điều trị khỏi dứt điểm.
Trên đây là tất tần tật những thông tin giải đáp cho vấn đề: “Đi đại tiện ra máu nhưng không đau là bệnh gì? Các bạn nếu vẫn còn thắc mắc câu hỏi nào khác có thể liên hệ tới số hotline 0365. 116. 117 hoặc click vào khung chat phía dưới để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhất.
Xem thêm:
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn hiệu quả
Bệnh trĩ nội là gì? Biểu hiện và cách điều trị hiệu quả
Bệnh trĩ ngoại là gì? Biểu hiện và cách điều trị hiệu quả